Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

SỐT XUẤT HUYẾT



 SỐT XUẤT HUYẾT

Sốt xuất huyếtbệnh nhiễm trùng cấp do siêu vi Dengue, muỗi vằn là vật trung gian truyền bệnh, đây là loại muỗi sống ở những nơi bùn lầy nước đọng chung quanh nhà, hoặc các nơi ẩm thấp tối tăm trong nhà.

Biểu hiện là xuất huyết da, niêm mạc và trụy tim mạch, dễ đưa đến tử vong nếu điều trị không kịp thời và không đúng mức.

 SỐT XUẤT HUYẾT

Nhóm nguy cơ cao

· Bệnh này thường xãy ra ở trẻ em tuổi từ 2-9 tuổi, càng lớn càng ít bị. Ðặc biệt trẻ càng bụ bẩm khi mắc bệnh dễ có khuynh hướng diễn tiến nặng.

· Bệnh thường xảy ra vào đầu mùa mưa, cao điểm vào khoảng tháng 6-10 âm lịch và giảm dần vào các tháng cuối năm.

· Bệnh thường gặp ở những nơi đông dân cư, vệ sinh môi trường kém.

Triệu chứng của bệnh

· Sốt cao đột ngột, liên tục kéo dài 2-7 ngày.

· Xuất huyết dưới dạng chấm rải rác trên da hoặc bầm chổ chích, chảy máu cam, ói ra máu

· Gan to.

· Sốc với mạch nhanh, nhẹ, huyết áp giảm, kẹp, hoặc không đo được, chi lạnh, bứt rứt ..

· Kèm theo một số triệu chứng không đặc hiệu như : chán ăn, đau cơ, đau khớp, đau bụng.

 SỐT XUẤT HUYẾT

Chuẩn đoán

· Triệu chứng của bệnh.

· Xét nghiệm máu có tình trạng cô đặc máu.


Ðiều trị

· Khi đã nghĩ tới bệnh sốt xuất huyết thì cần phải đưa người bệnh đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Hiện tại đa số được khuyên là không nên dùng thuốc hạ nhiệt nhóm Salicylates vì có thể gây xuất huyết và làm toan huyết. Thuốc được sử dụng nhiều nhất là paracétamol, lau mát để hạ sốt.Truyền dịch.

· Dưỡng khí.

· Thuốc an thần.

· Hạn chế một số thủ thuật gây chảy máu, đặc biệt là chọc hút ở các tĩnh mạch lớn.Trong trường hợp có tràn dịch màng phổi, gây khó thở, có thể chọc dò thoát dịch để giải quyết tạm thời tình trạng suy hô hấp.Sự theo dõi được tiến hành liên tục cụ thể là : Mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ mỗi 15 – 30 phút một lần hoặc sát hơn, cho đến khi ổn định, lượng dịch truyền, lượng nước tiểu.

Phòng ngừa bệnh

· Theo dõi tất cả các trường hợp có sốt. Dựa vào các tiêu chuẩn lâm sàng và xét nghiệm để chẩn đoán sớm, đồng thời có biện pháp điều trị thích hợp.

· Diệt lăng quăng.

· Dọn dẹp các nơi bùn lầy, nước đọng nhất là các vật chứa nước cặn như chén bể, lon bia, vỏ xe, vỏ chai …

· Các biện pháp khác: Hun khói xua muỗi, diệt lăng quăng bằng cách nuôi cá bảy màu, ngủ mùng, dùng hóa chất ngăn cản muỗi đốt.Hiện vẫn chưa có thuốc chủng ngừa bệnh sốt xuất huyết.


 SỐT XUẤT HUYẾT


Mọi chi tiết và giải đáp xin liên hệ
Công ty TNHH sức khỏe tuyệt hảo
Địa chỉ: Số: 48/13, Đường số 10, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân,Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0935 141 438 - Mr Lâm
Email : tribenhthongminh.vn@gmail.com
http://www.tribenhthongminh.vn

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015

CHOLESTEROL CAO


Cholesterol là loại chất béo sáp cần thiết cho sự phát triển các tế bào khỏe mạnh. Tuy nhiên, quá nhiều cholesterol lại có thể gây xơ vữa động mạch, đau tim...

Mức độ từ 200mg/dL tới 239mg/dL là sát mí (borderline), và người nào có mức độ mỡ trong máu mà trên 240mg/dL thì có rất nhiều nguy cơ bị bệnh về tim mạch.

Hậu quả của cholesterol tăng cao

Cholesterol cần thiết cho sự phát triển cơ thể. Tuy nhiên, quá nhiều cholesterol lại có thể gây ra những vấn đề sức khỏe. Tăng cholesterol có thể do di truyền hoặc do ăn uống không lành mạnh và thiếu tập luyện. Việc dự phòng bao gồm hạn chế những thực phẩm chứa nhiều cholesterol, tập luyện thường xuyên và tư vấn bác sĩ về những thắc mắc và các loại thuốc. Dưới đây là những chứng bệnh gây ra do cholesterol tăng cao:

Xơ vữa động mạch

Cholesterol tăng cao không kiểm soát được có thể gây xơ vữa động mạch, xuất hiện khi các mảng bám tích tụ trong thành động mạch. Mảng bám là chất được tạo thành bởi cholesterol, chất béo và canxi. Mảng bám tích tụ trong thành động mạch sẽ khiến cho động mạch bị cứng và hẹp lại, có thể gây tắc nghẽn làm máu và oxy không thể lưu thông. Kết quả là sẽ gây đột quỵ và đau tim.


Cholesterol tăng cao không kiểm soát được có thể gây xơ vữa động mạch, do các mảng bám tích tụ trong thành động mạch, từ đó dẫn tới nhiều hệ lụy như máu không lưu thông được tới não, tim...

Các dấu hiệu và triệu chứng của xơ vữa động mạch có thể bao gồm đau ngực, khó thở, tê hoặc đau các chi. Tuy nhiên, ở một số người không có bất cứ triệu chứng nào.

Đau tim

Khi cholesterol hình thành trong thành động mạch, cản trở lưu thông oxy và máu, một người sẽ có nguy cơ bị đau tim. Trong khi đau tim, các mảng bám vỡ ra và hình thành cục máu đông, có thể ngăn không cho động mạch nhận máu, oxy và các cơ tim bắt đầu chết. Nếu lưu thông máu được phục hồi đúng lúc, qua hồi sức tim phổi, tim có thể hoạt động trở lại. Các dấu hiệu và triệu chứng của đau tim có thể gồm khó thở, đau ngực, đổ mồ hôi, ngất xỉu, buồn nôn, nôn và đau bắt đầu từ ngực, tỏa đến vai, cánh tay, lưng và thậm chí cả răng, hàm. Những người từng có những dấu hiệu và triệu chứng này nên đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Đau thắt ngực

Đau thắt ngực, được đặc trưng bởi sự co thắt ngực và đau, là kết quả của việc hạn chế lưu thông máu các động mạch bị tắc bởi có quá nhiều cholesterol xấu. Các động mạch bị tắc và hẹp lại vì sự lắng đọng các chất béo, gây cản trở lưu thông máu tới tim. Đau thắt ngực có thể dẫn tới bệnh tim mạch.

Đột quỵ

Khi các động mạch tới não bị tắc nghẽn hoặc hẹp do hàm lượng cholesterol cao, máu và oxy không thể tới não. Nếu các tế bào não không nhận đủ oxy và máu, chúng bắt đầu chết và gây đột quỵ. Các dấu hiệu và triệu chứng của đột quỵ gồm nói khó hoặc líu lưỡi, đi lại khó khăn, liệt hoặc tê một bên mặt hoặc cơ thể, nhìn mờ, nhìn đôi hoặc có điểm đen. Một số người bị đau đầu đột ngột và dữ dội có thể gây nôn, chóng mặt hay kém nhận thức. Đột quỵ đòi hỏi phải có can thiệp y tế ngay lập tức.

Bệnh động mạch ngoại biên

Cholesterol cao có thể làm tăng khả năng mắc bệnh động mạch ngoại biên. Bệnh này là do các động mạch ở chân bị tắc nghẽn do tích tụ mảng bám. Kết quả là chân của bạn không nhận đủ oxy hoặc máu và hình thành bệnh động mạch ngoại biên, vốn là bệnh gây đau đớn của các động mạch chân. Bên cạnh những ảnh hưởng tới chân, động mạch ngoại biên có thể đe dọa đau tim và gây ra các vấn đề tim mạch khác.

Huyết áp cao

Trong khi cholesterol tốt không gây tăng huyết áp thì cholesterol xấu lại gây ra tình trạng này. Trên thực tế, cholesterol tốt có thể giúp đạt được huyết áp bình thường. Hàm lượng cao cholesterol xấu có thể dính vào thành động mạch cũng như các mạch máu khác. Nó làm tắc nghẽn lưu thông máu, khiến tim phải làm việc vất vả gấp đôi. Ngoài ra, cũng có một lực máu mạnh hơn trên thành động mạch, dẫn đến tăng huyết áp
Ăn uống thế nào khi "bị" cholesterol cao?

TTCT - Cholesterol cao là mối lo của nhiều người, nhưng không phải loại bỏ những thức ăn khiến làm tăng nguy cơ là an toàn, mà là ăn như thế nào cho đúng.


Hạ thấp đến bao nhiêu là bình thường? Không có mức bình thường tuyệt đối, mức bình thường của người khỏe mạnh dao động tùy theo cách đo đạc mà phòng xét nghiệm sử dụng. Những người có nguy cơ tim mạch cao và rất cao thường phải dùng thuốc statin để kiểm soát LDL cholesterol, sao cho giữ ở mức nhỏ hơn 100 mg/dl.

Tuổi tác không phải là yếu tố cân nhắc khi cho thuốc bởi người già thường có lợi khi hạ thấp LDL cholesterol.

Ăn đúng

Để giảm LDL cholesterol hay triglyceride đòi hỏi phải kết hợp giảm cân, vận động thể lực thường xuyên và chế độ ăn ít chất béo bão hòa và cholesterol. Những thuốc hạ mỡ máu hiện có không thể đủ để hạ cholesterol hay triglyceride như mong muốn, mà chỉ có thể giảm 30-40% trị số ban đầu. Phần còn lại đòi hỏi phải thay đổi lối sống và ăn uống.

Thay đổi lối sống (bao gồm vận động, bỏ thuốc lá) không chỉ làm hạ cholesterol, giảm triglyceride mà còn giảm đột quỵ hay cơn đau tim qua cơ chế khác không liên quan đến cholesterol.

Bên cạnh việc thay đổi lối sống như năng tập luyện cường độ trung bình, giảm cân thừa, giảm rượu, ngưng hút thuốc lá, kiểm soát đường huyết (nếu có), ăn uống đúng cách là bước đầu tiên nhưng rất hiệu quả trong nỗ lực giảm cholesterol và triglyceride lại không lo tác dụng phụ.

Ở đây nhấn mạnh không nên ăn kiêng mà là ăn hợp lý. Ăn kiêng quá mức làm cơ thể thiếu chất, nhất là thiếu vi chất, lâu ngày gây suy dinh dưỡng, giảm khả năng đề kháng với bệnh tật. Để giảm cholesterol, chọn thức ăn không có mỡ bão hòa, không có cholesterol là điều kiện tiên quyết.

Đối với người tăng triglyceride, lưu ý cắt giảm tinh bột đã qua chế biến có trong thức ăn nhanh, bánh mì, bắp rang, thay vào đó là chất bột chưa qua chế biến như bắp trái, khoai, các loại củ...

ĐỂ PHÒNG NGỪA CHOLESTEROL CAO

Hạn chế chất béo, phần năng lượng do dầu mỡ trong khẩu phần ăn hằng ngày chỉ nên dưới 30% tổng năng lượng cần dùng. Ví dụ khoảng 2.200kcal cần cho cơ thể người trưởng thành mỗi ngày thì chất béo chỉ nên cung cấp 600kcal.

- Không ăn thức ăn có cholesterol cao. Nhu cầu hằng ngày là 300mg cholesterol. Vì vậy lòng đỏ trứng, thịt đỏ nên hạn chế vì có nhiều cholesterol và acid béo bão hòa. Ví dụ một trứng mỗi tuần.

- Giảm các chất béo bão hòa (thịt mỡ, bơ, phomát, margarin...), thay thế bằng chất béo chưa bão hòa (dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu vừng...).

- Nên ăn cá nhiều hơn và chọn cá béo vì omega-3 có trong mỡ cá giúp giảm mỡ máu.

- Ăn nhiều rau cải, trái cây.

Nguồn cung cấp cholesterol chính đến từ thịt, gia cầm, cá, phủ tạng động vật, nhất là gan và sản phẩm từ sữa, trong khi rau cải không chứa một lượng nhỏ nào.

Và bạn cũng đừng quá căng thẳng trong chuyện ăn uống khi đã ăn kiêng đến “tận trời đất” và uống thuốc đúng chỉ định mà cholesterol vẫn không giảm. Không phải cứ ăn kiêng là có thể giảm được mỡ máu, bởi chỉ 20% cholesterol trong cơ thể đến từ thức ăn, cơ thể bạn vẫn tự sản xuất cholesterol quá mức do bất thường gen quy định.

ĐIỀU TRỊ CHOLESTEROL CAO

Điều trị bằng thuốc

Thuốc làm hạ cholesterol thường có 4 nhóm chính, nhưng thường dùng nhất là nhóm fibrat và statin.

- Nhóm fibrat: biệt dược thông dụng là lypanthyl (viên 100mg, 300mg), làm giảm loại cholesterol có hại, tăng cholesterol có lợi, lập lại cân bằng bình thường về hai loại này. Nhờ thế làm giảm hẳn lượng cholesterol trong máu (nếu dùng lâu dài) và từ đó làm giảm nguy cơ xơ mỡ động mạch.

Tuy nhiên thuốc loại này thường làm tổn thương cơ (thường xảy ra hơn đối với người bị đau cơ lan tỏa), ảnh hưởng xấu đến thận và gan (làm tăng chỉ số transaminnaza). Vì thế không được dùng cho người suy gan thận, với người bình thường khi dùng cũng phải định kỳ kiểm tra chức năng gan (đo chỉ số transaminaza).

- Nhóm statin: Biệt dược thông dụng là lescol (viên 20mg). So với nhóm trên, thì nhóm này làm giảm cholesterol có hại và tăng cholesterol có lợi với mức mạnh hơn, do đó ngăn ngừa tốt hơn nguy cơ xơ mỡ động mạch và một số bệnh tim khác.

Một ưu điểm khác là thuốc được hấp thu nhanh và hoàn toàn (khoảng 98%). Thuốc có những tác dụng độc như nhóm trên nên cũng có khuyến cáo tương tự. Ngoài ra chưa có các thông tin đầy đủ cho trẻ dưới 18 tuổi nên không nên dùng cho đối tượng này.

- Nhóm niacin: biệt dược thông dụng niacin (viên nén 5, 50, 100, 150 và 500mg, ống tiêm 1ml chứa 0,17% niacin). Thuốc làm giãn nở các động mạch nhỏ, mao mạch, giảm cholesterol máu. Thường dùng phối hợp với nhóm statin.

Cần thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai, cho con bú, không dùng cho trẻ em, hết sức thận trọng khi dùng cho người sỏi mật, người có bệnh mạch vành. Theo dõi cẩn thận người bệnh có tiền sử vàng da, có bệnh gan hay loét tiêu hóa nếu phải dùng thuốc. Cấm dùng với người rối loạn chức năng gan, loét tiêu hóa, chảy máu động mạch.

- Nhóm resin: biệt dược thông dụng là cholestyramin hoặc cholestipal. Thuốc làm giảm loại lipoprotein phân tử lượng thấp (tức gián tiếp làm giảm cholesterol có hại) và từ đó làm giảm lượng cholesterol toàn phần xuống 25-30%, làm giảm sự tích tụ lipít ngoài thành mạch.

Tuy nhiên bản chất của thuốc là nhựa trao đổi ion, không bị hấp thu qua đường tiêu hóa, sau 3-6 tuần không dùng thuốc, lượng lipoprotein phân tử lượng thấp và cholesterol toàn phần lại tăng lên. Thuốc có thể gây táo bón và tiêu chảy, nôn, nhưng sẽ tự mất đi khi ngừng dùng.

Hiện nay, người ta còn dùng một loại thuốc mới có tên là lipotropic, thực chất là một hỗn hợp gồm các chất hướng mở, vận chuyển mỡ. Hỗn hợp này làm tăng việc sản xuất ra lecithin do đó giúp hòa tan cholesterol, giảm lượng cholesterol thành mạch, ngăn ngừa nguy cơ xơ mỡ động mạch...

Những thuốc nói trên thường đắt, khó dùng. Thầy thuốc chỉ cho khi có sự rối loạn mất cân bằng cholesterol thực sự và khi tiền sử người bệnh không có bệnh tim mạch, tiểu đường.

Với những trường hợp khó khăn này, lọc máu lấy bớt LDL cholesterol được các trung tâm chuyên điều trị rối loạn lipid thực hiện.

PHƯƠNG PHÁP HIỆN ĐẠI NHẤT

Đến với Công ty TNHH sức khỏe tuyệt hảo để được khám và tư vấn bằng phương pháp Đông Tây Y kết hợp. Với chi phí hợp lý , chữa bệnh tận nhà sẽ làm hài lòng quý khách.

Nắm trong tay phương pháp trị bệnh và phòng bệnh tiên tiến nhất, chúng tôi cam kết hoàn tiền 100% nếu bệnh nhân không hết bệnh và sức khỏe không được hồi phục.


Mọi chi tiết và giải đáp xin liên hệ

Công ty TNHH sức khỏe tuyệt hảo

Địa chỉ: Số: 48/13, Đường số 10, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân,Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại:0913 254 627 (gặp chị Năng) - Hotline : 0935 141 438 - Mr Lâm
Email : tribenhthongminh.vn@gmail.com
http://www.tribenhthongminh.vn

Các loại rau chữa bệnh tiểu đường cho hiệu quả bất ngờ

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mãn tính rất nguy hiểm bởi những hệ lụy đáng tiếc do căn bệnh này gây nên, nếu như người bệnh không tự biết điều chỉnh đường huyết của mình ở mức ổn định cho phép. Bệnh tiểu đường không thể chữa khỏi hoàn toàn, mà chỉ còn cách học sống chung hòa bình với chúng.


Rau xanh là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn gia đình, đặc biệt là cho người bị tiểu đường. Rau xanh nguồn thực phẩm bổ dưỡng và rất có lợi cho sức khỏe, rau không chứa nhiều calo mà lại giàu chất xơ.

Ăn rau nhiều hơn những thực phẩm khác đồng nghĩa với việc giảm được lượng carb (tinh bột và đường, một trong những nguyên nhân làm tăng đường huyết) và giảm được lượng chất béo bão hòa (thủ phạm gây ra tình trạng đề kháng insulin). Rau quả là nguồn cung cấp vitamin và chất xơ.

Các loại rau tốt

Me rừng


Quả me rừng có vị chua ngọt, hơi chát, tính mát có công năng sinh tân, chỉ khát, lợi tiểu, hạ nhiệt, tiêu viêm, nhuận phế hóa đờm…

- Quả thu hái vào mùa thu đông, dùng tươi hay phơi khô để dành sử dụng dần. Lá thu hái vào mùa hè thu; vỏ và rễ thu hoạch quanh năm, có thể sử dụng tươi hay sấy khô để dùng dần.

- Quả me rừng có vị chua ngọt, hơi chát, tính mát có công năng sinh tân, chỉ khát, lợi tiểu, hạ nhiệt, tiêu viêm, nhuận phế hóa đờm… Ở Ấn Độ cũng sử dụng nó làm thuốc mát, lợi tiểu, nhuận tràng.

- Còn lá me rừng có vị cay, tính bình, tác dụng lợi tiểu. Rễ cây có vị đắng chát, tính bình với tác dụng thu liễm, hạ huyết áp. Vỏ cây cũng có tác dụng thu liễm. Hoa me rừng công dụng làm mát, hạ nhiệt, nhuận tràng. Ngoài ra người ta sử dụng quả me rừng khô để trị xuất huyết, ỉa chảy và lỵ hoặc phối hợp với sắt để trị thiếu máu, vàng da và chứng khó tiêu.

- Trong đông y cũng được sử dụng đơn độc hay phối hợp như lấy quả me rừng dùng trong trị cảm mạo phát sốt, đau họng, đau răng, chảy máu chân răng, lợi, miệng khô phiền khát, tiểu đường, thiếu vitamine C.

- Dùng rễ cây me rừng làm thuốc trị huyết áp cao, đau thượng vị, viêm ruột, lao hạch và cả bệnh bạch huyết. Còn lá me rừng dùng làm thuốc trị phù thũng, viêm da mẩn ngứa, eczema hay dùng ngoài lấy lá nấu nước tắm rửa phòng trị bệnh ngoài da.

Bông cải xanh: Bông cải xanh là loại rau rất tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường. Bông cải xanh có nhiều chất xơ và chất chống oxy hoá. Nó cũng giàu crôm, có vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết. Sử dụng thực phẩm này cho bệnh nhân tiểu đường trong súp, món ăn mì ống và thịt hầm, hoặc xào với tỏi.


Bí ngô
Theo những kết quả nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, bí ngô không chỉ là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là một bài thuốc tốt cho bệnh tiểu đường. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, bí ngô có tác dụng phục hồi các tế bào trong tuyến tụy, và hoàn toàn có khả năng ngăn ngừa và chữa trị được bệnh tiểu đường.


Rau dền
Rau dền rất thích hợp với người tiểu đường, kèm theo táo bón vì rau dền giàu Magiê - là chất có vai trò chữa trị tiểu đường, cao huyết áp, táo bón.


Dưa chuột
Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, nước ép dưa chuột chứa loại hormone cần thiết tốt cho việc sản xuất insulin của tuyến tụy, có lợi cho bệnh nhân tiểu đường.


Đậu
Chế độ ăn gồm nhiều loại đậu, đỗ có thể giúp kiểm soát chỉ số đường huyết cũng như giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ ở những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Đậu là nguồn chất xơ tốt nhất trong chế độ ăn kiêng, nó không những giúp no lâu, làm giảm sự tiêu hóa thức ăn mà còn ổn định đường huyết sau khi ăn. Chính vì vậy mà đậu làm ổn định được lượng đường trong máu.


Măng tây
 Măng tây cũng là một loại rau tốt cho người bệnh tiểu đường. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì măng tây có khả năng giữ lượng đường trong máu ở mức độ kiểm soát và tăng cường sản xuất insulin, hormone giúp cơ thể hấp thụ glucose.



Cà rốt
Trong khi các loại đường có các loại thực phẩm chuyển thành đường trong máu một cách nhanh chóng, thì đường trong cà rốt lại chuyển hóa ở mức độ chậm chạp. Cà rốt được cho là rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường nó cung cấp beta-carotene giảm nguy cơ của bệnh tiểu đường và kiểm soát đường huyết tố.


Hành tây 
Hành tây có tác dụng dự phòng sự tăng đường máu. Trên lâm sàng, những bệnh nhân được uống dịch ép hành tây đã giảm đường máu đáng kể. Bệnh nhân cần uống dịch ép hành tây, mỗi buổi sáng một thìa canh, uống liền trong 1-2 tháng sẽ có hiệu quả.


Mướp đắng
 Trong mướp đắng xanh có chứa các hoạt chất charantin, glycosid steroid, có tác dụng hạ đường máu, làm chậm sự phát triển các bệnh về võng mạc và đục thủy tinh thể và làm tăng khả năng dung nạp glucose của người bệnh. Mướp đắng còn có tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ gốc tự do - một trong những nguyên nhân gây đái tháo đường.


Những loại rau người bị bệnh tiểu đường cần phải tránh:



Người bệnh tiểu đường cần tránh hoặc hạn chế sử dụng một số rau quả có hàm lượng carbohydrate cao có thể gây tăng đường máu như: khoai tây, khoai lang, khoai từ, khoai mỡ,… hay một số cây họ đậu tuy không có vị ngọt nhưng có chứa khá nhiều tinh bột cũng là những thực phẩm người bệnh tiểu đường nên hạn chế.


Cách trị bệnh tiểu đường

Trị bệnh tiểu đường không dùng thuốc là một cách trị liệu tự nhiên bằng chế độ ăn uống và vận động hợp lý sẽ nhanh chóng giúp người bệnh ổn định đường huyết để phòng ngừa biến chứng.

Chế độ ăn uống: Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày 4-6 bữa/ngày, không nên ăn quá nhiều trong một bữa. Nên ăn thêm bữa tối để tránh hạ đường huyết ban đêm, nhất là ở những bệnh nhân đang điều trị bằng insulin. Không nên uống rượu bia bởi vì rượu bia có thể ức chế tân tạo đường do đó dễ dẫn đến hạ đường huyết, nhất là khi bệnh nhân ăn ít hoặc không ăn. Nên ăn nhạt khi có tăng huyết áp. Nên ăn đúng bữa có thể ăn thêm 1 – 2 bữa phụ.


Vận động hợp lý 
Bên cạnh cách trị bệnh tiểu đường bằng chế độ ăn uống thì người bệnh đồng thời phải thực hiện chế độ vận động hợp lý để kiểm soát tốt đường huyết và phòng ngừa sự xuất hiện của các biến chứng.


Thể dục liệu pháp là một trong những biện pháp điều trị hỗ trợ đối với bệnh nhân đái tháo đường; làm giảm cân nặng, nên luyện tập thường xuyên hàng ngày với các động tác nhẹ nhàng như đi bộ, tập bơi, tập dưỡng sinh, đạp xe… nên tập nhẹ nhàng vừa phải, không nên tập quá sức.


Thể dục liệu pháp có thể làm giảm được mỡ máu, hạn chế tăng huyết áp, cải thiện được tình trạng tim mạch và có tác dụng hỗ trợ cho việc ổn định đường máu.



Mọi chi tiết và giải đáp xin liên hệ

Công ty TNHH sức khỏe tuyệt hảo

Địa chỉ: Số: 48/13, Đường số 10, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân,Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0935 141 438 - Mr Lâm
Email : tribenhthongminh.vn@gmail.com