Tăng huyết áp có thể là nguyên phát hay thứ phát. Tăng huyết áp nguyên phát tức là tăng huyết áp mà không tìm ra được nguyên nhân, chiếm tới 95% trường hợp người lớn bị tăng huyết áp.
Bệnh cao áp huyết (hypertension,high blood pressure) nguy hiểm,đưa đến những biến chứng như tai biến mạch máu não (stroke),chết cơ tim cấp tính (heart attack),suy tim,suy thận. Cao áp huyết còn rút ngắn tuổi thọ.Khổ cái,trong đa số các trường hợp,cao áp huyết không gây triệu chứng.Nhiều vị không biết mình mang bệnh,tình cờ đi thăm bác sĩ vì một lý do gì khác,được bác sĩ cho biết có cao áp huyết.Cho nên,cao áp huyết nổi danh là một ‘’căn bệnh thầm lặng’’.
Theo GS Phạm Gia Khải, Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, ở nước ta, người có độ tuổi từ 25 trở lên mắc bệnh tăng huyết áp chiếm tỉ lệ khá cao và có xu hướng gia tăng. Chẳng hạn, năm 1960 chỉ có 1%; năm 2002 đã tăng lên 11,5%; năm 2008 vọt lên 25,1%…
Để điều trị bệnh cao huyết áp, cần tuân thủ chặt chẽ những chỉ dẫn của bác sĩ. Có thể dùng các biện pháp Đông y hỗ trợ điều trị nhưng phải có sự thăm khám thường xuyên để bác sĩ nắm được những chuyển biến của bệnh.
Theo đó, bạn có thể ăn uống các thực phẩm tốt cho sự ổn định huyết áp hoặc sử dụng một số bài thuốc từ thảo dược. Một trong những thực phẩm – thảo dược rất tốt cho bệnh cao huyết áp chính là tỏi.
Tỏi có vị cay, tính ôn, vào hai kinh can và vị, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát độc, sát trùng, trừ phong, tiêu nhọt, tiêu đờm…
Dược tính khoa học của tỏi
Tỏi thường có các hợp như là allicin, liallyl sulfide, ajoene, acid amin tự nhiên, khoáng chất selenium, S-allyl cysteine, diallyl disulfide và diallyl trisulfide …tuy nhiên allicin, liallyl sulfide, ajoene là ba hợp chất chính.
Allicin: allicin là hoạt chất mạnh nhất. Trong tỏi không có allicin ngay mà có chất alliine (một acidamin), chất alliine chịu tác dụng của men alinazane trong tỏi khi bị ôxy hóa chuyển hóa thành allicin. Chính vì vậy khi dùng tỏi thường, càng cắt nhỏ hoặc đập dập nát thì hoạt tính càng cao. Nhược điểm allicin càng để lâu càng mất bớt hoạt tính, khi đun nấu càng đẩy nhanh quá trình mất allicin, đặc biệt đun trong lò vi sóng allicin sẽ bị phá hủy hoàn toàn.
Allicin là một chất kháng sinh tự nhiên rất mạnh, mạnh hơn cả penicillin. Allicin có tác dụng ức chế rất nhiều loại vi khuẩn gram âm và gram dương như saphylococcus, streptococcus, samonella, V.cholerae,B.dysenteriae,mycobacterium tuberculosis. Chính vì vậy tỏi làm ức chế sự phát triển của nhiều loại siêu vi như siêu vi bại liệt, cúm và một số loại nấm gây bệnh ở da hoặc bộ phận sinh dục nữ như candida
Liallyl sulfide: không hư hoại nhanh như allicin và vẫn giữ được dược tính khi đun nấu. Liallyl sulfide có tác dụng kháng sinh nhưng yếu hơn allicin. Giống như allicin càng thái lát hay càng dập nát càng nhiều liallul sulfide.
Ajoene: Có tác dụng làm giảm độ dính của máu.
Selenium: Tỏi có hàm lượng khoáng chất selenium đáng kể, selenium là một chất chống ôxy hóa mạnh làm tăng bảo vệ màng tế bào, phóng chống ung thư và bệnh tim mạch.
Tại Italia, các công trình nghiên cứu được phổ biến trên tạp chí British journal of Cancer (năm 1993) của các nhà khoa học thuộc trường đại học Pensylvania chỉ ra rằng: tỏi có khả năng ngăn chặn khối ung thư do một số hợp chất có trong tỏi như S-allyl cysteine, diallyl disulfide và diallyl trisulfide. Công trình nghiên cứu của đại học Geniva, của tiến sĩ R.C.Jain trường đại học Benghzi, của đại học Newyork, các nhà khoa học Ân Độ… thì cho biết thêm tỏi còn có tác dụng hạ huyết áp, hạ cholesterol…
Cơ chế tác dụng của tỏi lên hệ tim mạch: Tỏi làm hạ cholesterol bằng cách gia tăng sự đào thải cholesterol và giảm hấp thu cholesterol xấu qua màng ruột, qua đó làm giảm độ lipid trong máu. Hoạt chất của tỏi có tính chất gần giống như nội tiết tố prostaglandin PGI2 vừa nở mạch vừa ngăn chặn quá trình kết tập tiểu cầu nên có tác dụng hạ huyết áp. Chất ajoene trong tỏi cũng làm giảm nồng độ fibrinogen trong máu giúp giảm nguy cơ nghẽn mạch. Trong các bệnh xơ vữa động mạch, các gốc tự do làm gia tăng sự ôxy hóa của tế bào LDL ở thành mạch máu tạo thành mảng bám gây cứng động mạch và làm hẹp lòng mạch. Tỏi là một loại gia vị có những chất chống ôxy hóa mạnh có tác dụng ngăn chặn quá trình này.
Qua nhiều nghiên cứu, người ta thấy tỏi có thể chữa được 4 nhóm bệnh:
Bệnh xương khớp (viêm đau khớp, vôi hóa các khớp, mỏi xương khớp)
– Bệnh hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản)
– Bệnh tim mạch (huyết áp cao, huyết áp thấp, xơ mỡ động mạch)
– Bệnh tiêu hóa (ợ chua, khó tiêu, viêm loét dạ dày – tá tràng).
Trong y văn có ghi rằng tỏi được dùng để trị bệnh cao huyết áp ở Trung Hoa từ nhiều thế kỷ trước đây. Giới chức y tế Nhật Bản cũng chính thức thừa nhận tỏi là thuốc trị huyết áp cao.
Năm 1948, bác sĩ F.G. Piotrowski ở Geneve khẳng định công dụng của tỏi để trị cao huyết áp. Theo ông, tỏi làm giãn mở những mạch máu bị nghẹt hay bị co hẹp, nhờ đó máu lưu thông dễ dàng và áp lực giảm.
Nhà sinh học V. Petkov thực hiện nhiều nghiên cứu ở Bulgarie cho hay tỏi có thể hạ huyết áp tâm thu từ 20-30 độ, huyết áp tâm trương từ 10 tới 20 độ.
Thạc sỹ – lương y đa khoa Vũ Quốc Trung, phòng chẩn trị Y học cổ truyền chùa Cảm Ứng, Hà Nội (Hội Đông y Hà Nội) cho rằng cách đơn giản nhất để sử dụng tỏi để chữa bệnh cao huyết áp là dưới dạng rượu tỏi hoặc giấm tỏi.
Cách làm như sau: Tỏi sống 0,25kg, bóc bỏ vỏ ngoài rồi ngâm với 0,65 lít rượu gạo 40 độ, hoặc giấm 4 – 5 % axit axetic. Ngâm trong 10 ngày là dùng được.
Liều lượng: Ngày dùng 2 lần, sáng trước bữa ăn và tối trước khi đi ngủ, mỗi lần khoảng 3ml.
Sở dĩ sử dụng rượu tỏi hoặc dấm tỏi không những vì 2 cách chế biến này đơn giản, dễ làm, dễ ăn mà còn do tỏi trong môi trường axit (giấm, rượu) sẽ tăng tác dụng lên 4 lần so với tỏi sống.