Thứ Hai, 24 tháng 8, 2015

Những bệnh về máu nguy hiểm


Bệnh về máu là một trong các bệnh nguy hiểm và cần sự điều trị phức tạp, lâu dài. Dưới đây là những thông tin cơ bản về một số bệnh máu:

Những bệnh về máu nguy hiểm

*Bệnh Thalassemia: Là một bệnh về máu di truyền, cơ thể người bị bệnh không tạo được đầy đủ huyết cầu tố bình thường. Thiếu máu này kéo dài, nặng dần, nên da trẻ xanh xao, nhợt nhạt, trẻ mỏi mệt ít hoạt động, chậm phát triển, nếu để kéo dài thì gan lách to ra, biến dạng cả bộ mặt. Một điều phiền toái là thiếu máu này không đáp ứng với điều trị bằng thuốc, mà phải điều trị bằng truyền máu nhiều lần, để bảo đảm duy trì lượng huyết cầu tố luôn luôn trên 100g/lít, có như vậy thì trẻ mới có thể phát triển bình thường và gan lách không to ra.

Những bệnh về máu nguy hiểm

Phẫu thuật cắt lách không chữa khỏi được bệnh Thalassemia, mà chỉ là một biện pháp điều trị tình thế. Lách là một bộ phận quan trọng của cơ thể, có vai trò miễn dịch, tức là có vai trò góp phần chống đỡ với nhiễm trùng để bảo vệ cơ thể, ngoài ra lách còn có một số chức năng khác. Do đó không phải trường hợp thalasêmi nào cũng điều trị bằng cắt lách. Chỉ phẫu thuật cắt lách khi lách to có hiện tượng cường lách làm vỡ thêm nhiều hồng cầu, hoặc lách quá to gây chèn ép trong ổ bụng và dễ có nguy cơ vỡ lách khi có chấn thương. Sau khi cắt lách nhu cầu truyền máu có giảm, song nguy cơ dễ bị nhiễm trùng nặng và tắc mạch do tăng tiểu cầu ở máu nhiều. Vì vậy rất thận trọng chỉ định phẫu thuật cắt lách.

Nếu một trong hai bố mẹ có một người mang gen Thalassemia, thì con của họ sinh ra sẽ có khả năng một nửa bình thường, một nửa là trẻ lành nhưng có mang gen Thalassemia.

*Bệnh Hemophilia: Là bệnh rối loạn đông máu di truyền do thiếu yếu tố đông máu 8 và 9, khiến bệnh nhân rất dễ bị chảy máu và không thể cầm được. Đông máu phụ thuộc vào sự tương tác của nhiều thành phần trong máu. Một vài trong số đó được gọi là yếu tố đông máu. Nếu một trong số các yếu tố đông máu này không có hoặc bị thiếu thì chảy máu kéo dài có thể xảy ra. Một bệnh nhân Hemophilia có ít yếu tố đông máu hơn bình thường.

Những bệnh về máu nguy hiểm

Nhìn chung bệnh nhân Hemophilia càng nặng càng có biểu hiện bệnh sớm. Triệu chứng thường xuất hiện khi trẻ bắt đầu tập đứng và lẫm chẫm tập đi. Sau những cú ngã hoặc va chạm khi tập đi thường xuất hiện xuất huyết dưới da hoặc chảy máu môi, lưỡi. Ở trẻ 2- 3 tuổi chảy máu trong cơ khớp hay gặp với biểu hiện sưng đau, giảm vận động của chân, tay. Tiêm vào cơ có thể gây chảy máu nặng hơn. Trong trường hợp cần thiết (ví dụ như tiêm chủng), chúng ta nên tiêm dưới da để an toàn hơn cho bệnh nhân. Mặc dù các triệu chứng lâm sàng của chảy máu khó cầm và tiến sử gia đình có thể gợi ý nghĩ đến bệnh Hemophilia nhưng để chẩn đoán xác định phải dựa vào nồng độ yếu tố đông máu trong máu. Xét nghiệm máu nên được tiến hành tại phòng xét nghiệm có kinh nghiệm và có khả năng làm xét nghiệm này.

Người không được truyền chế phẩm máu sẽ ngay lập tức dính khớp, trở thành tàn phế suốt đời; trong khi đó nếu được tiếp máu đúng hẹn, họ cũng có thể đóng góp cho xã hội như người bình thường.

*Thiếu máu: Là sự giảm số lượng hồng cầu hay lượng hemoglobin thấp hơn mức bình thường. Thiếu máu làm cho lượng oxi vận chuyển trong cơ thể kém hơn bình thường. Người bị thiếu máu sẽ bị thiếu oxi. Người bị thiếu máu cảm thấy lúc nào cũng mệt mỏi, da dẻ xanh xao, hồi hộp, thở ngắn.

Những bệnh về máu nguy hiểm

Phụ nữ thường dễ bị thiếu máu hơn nam giới, vì họ bị mất máu do kinh nguyệt mỗi tháng. Thiếu máu do thiếu sắt cũng thường gặp ở nữ.Ở người lớn, thiếu máu do thiếu sắt thường do mất máu lâu ngày. Thiếu máu này có thể do kinh nguyệt, hay do mất máu ít nhưng kéo dài ( có thể khó phát hiện) như trong bệnh giun móc, loét dạ dày- tá tràng, ung thư đại tràng. Thiếu máu cũng có thể là do xuất huyết dạ dày- ruột khi dùng một số thuốc để trị đau nhức thông thường như : aspirin, diclofenac và ibuprofen (ADVIL, MOTRIN). Ở trẻ em, thiếu máu thiếu sắt thường do chế độ ăn uống thiếu chất sắt. Ngoài ra còn những nguyên khác cũng gây ra thiếu máu là do: thiếu vitamin B12, thiếu axit folic, do vỡ hồng cầu, rỗng ống tủy xương…

Điều trị thiếu máu, trước tiên, là điều trị nguyên nhân gây thiếu máu. Chẳng hạn, thiếu máu do mất máu từ ổ loét dạ dày. Điều trị là dùng thuốc trị loét. Cũng vậy, phẫu thuật thường cần thiết để cắt bỏ khối ung thư đại tràng, dùng thuốc xổ lãi để trị giun móc. Đó là những nguyên nhân gây ra thiếu máu mãn tính. Đôi khi bổ sung thêm chất sắt cũng rất cần thiết để trị chứng thiếu máu do thiếu sắt. Nhiều lúc thiếu máu nặng cần phải truyền máu. Chích Vitamin B12 cũng cần cho những bệnh nhân thiếu máu hồng cầu lớn hay thiếu máu do những nguyên nhân khác gây thiếu B12. Ở một số bệnh nhân mắc bệnh lý tủy xương ( hay tổn thương tủy do hoá trị ) hay bệnh nhân bị suy thận, epoetin alfa (Procrit, Epogen ) có thể được sử dụng để kích thích tủy xương sản xuất hồng cầu.

*Đa hồng cầu: Là một trong những bệnh lý tăng sinh tủy ác tính không rõ căn nguyên, đặc trưng bởi sự tăng sinh của cả 3 dòng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu ở trong tủy xương, dẫn đến sự gia tăng số lượng của các tế bào này trong máu ngoại vi, đặc biệt là số lượng hồng cầu. Các biểu hiện thường gặp của bệnh là đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, nhìn mờ, chảy máu cam, xuất huyết tiêu hóa, bầm tím tự nhiên trên da, ngứa, ra nhiều mồ hôi, gầy sút, mặt và lòng bàn tay đỏ, đau nhức xương, gan lách to và các biểu hiện tắc mạch như đau cách hồi, nhồi máu não.

Những bệnh về máu nguy hiểm






Mọi chi tiết và giải đáp xin liên hệ

Công ty TNHH Sức Khỏe Tuyệt Hảo


Địa chỉ: Số: 48/13, Đường số 10, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân,Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: 0935 141 438 - Mr LâmEmail : tribenhthongminh.vn@gmail.com
http://www.tribenhthongminh.vn

Thứ Tư, 12 tháng 8, 2015

Hội chứng thiếu máu chi


 Hội chứng thiếu máu chi

1. Đại cương

- Hội chứng thiếu máu chi là hậu quả của nhiều bệnh lí khác nhau gây hẹp hoặc tắc các động mạch cấp máu nuôi chi. Tuỳ theo mức độ và tiến triển của thiếu máu chi mà có thể chia ra: hội chứng thiếu máu chi cấp tính, mãn tính và bán cấp tính.

- Hội chứng thiếu máu cấp tính chỉ xảy ra khi lưu thông dòng máu bình thường bị cắt đứt một cách đột ngột trong các động mạch lớn nuôi chi, gây nên thiếu máu cấp tính cho đoạn chi phía dưới. Do vậy thiếu máu chi rất nặng và tiến triển rất cấp tính, và là cấp cứu ưu tiên số 1 trong ngoại khoa. Các bệnh lý thường gặp nhất trong cấp cứu gồm: vết thương - chấn thương động mạch (đã học ngoại bệnh lí Y4) và tác động mạch chi cấp tính, nên trong bài này chỉ giới thiệu về hội chứng thiếu máu chi cấp tính do tắc động mạch.

Cần phân biệt hai loại nguyên nhân gây tắc động mạch chi cấp tính:

+ Máu cục, di vật từ nơi khác trôi đến gây tắc động mạch (embolie) đây là nguyên nhân thường gây nên hội chứng thiếu máu cấp tính chi điển hình, và hay gặp trên lâm sàng.

+ Huyết khối hình thành tại chỗ trong động mạch chi (thrombose): thường xảy ra trên một động mạch bệnh lý, ít gặp trên lâm sàng (xem mục 2.3).

- Trái với thiếu máu cấp tính, hội chứng thiếu máu mãn tính chi lại diễn biến rất từ từ, do dòng động mạch bị hẹp dần lại trước khi tắc hoàn toàn, nên hệ thống tuần hoàn phụ có thời gian phát triển để bù đắp phần nào sự thiếu máu. Vì vậy, tiến triển của thiếu máu rất chậm và không cấp tính. Có nhiều nguyên nhân bệnh lí gây ra thiếu máu mãn tính chi dưới do xơ vữa động mạch, là một trong những nội dung chính của bài.

- Thiếu máu máu bán cấp tính chi ít gặp, là dạng trung gian của hai dạng thiếu máu trên. Thường là một thiếu mau cấp tính xảy ra trên nền thiếu máu mãn tính (ví dụ tắc động mạch cấp tính/hẹp động mạch do xơ vữa – thrombose).

- Về chẩn đoán, Chủ yếu là dựa vào lâm sàng để chẩn đoán xác định thiếu máu cấp tính chi, và chẩn đoán xơ bộ thiếu máu mãn tính chi.

2. Hội chứng thiếu máu cấp tính chi do tắc động mạch




Nguyên nhân gây tắc động mạch chi cấp tính (hay còn gọi là nghẽn mạch) là do mảnh dị vật trôi từ hệ thống tuần hoàn phía thượng lưu xuống gây tắc mạch (embolie). Có nhiều loại dị vật nhưng chủ yếu là các mảnh máu cục ở trong tim trái hay trong khối phồng động mạch, các cục sùi trong Osler, ngoài ra còn gặp các mảnh u trong tim (u nhầy nhĩ trái) hay các mảnh xơ vữa...

Chẩn đoán xác định

Nhìn chung, chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng với hội chứng thiếu máu cấp tính phía ngoại vi. Nguyên tắc khám lâm sàng: đối chiếu với chi lành – chi bệnh, bệnh cảnh lâm sàng thay đổi và diễn biến theo thời gian, lưu ý tìm bệnh căn. Các thăm dò hình ảnh có vai trò đánh giá mức độ thương tổn tắc mạch, và chẩn đoán xác định bệnh căn.

Cơ năng:

- Bệnh thường khởi phát bằng cơn đột qui: mất đột ngột vận động chủ động bình thưòng của chi.

- Sau đó xuất hiện tê bì, giảm cảm giác phía ngọn chi, chi lạnh. Muộn hơn sẽ thấy đau nhức rồi mất hoàn toàn cảm giác ngọn chi, lan dần về phía gốc chi theo thời gian.

- Tiền sử: đa phần người bệnh biết về tiến sử bệnh tim - mạch của mình, hoặc đang điều trị Osler.

Toàn thân:

- Các biểu hiện của bệnh căn, ví dụ như hẹp hở van 2 lá, loạn nhịp tim, cao huyết áp, suy tim viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

- Vào giai đoạn muộn, có thể thêm các dấu hiệu nhiễm trùng - nhiễm độc toàn thân do hoại tử chi, như sốt cao, thiểu- vô niệu, lơ mơ, tụt huyết áp, mạch nhanh...

Chi bị tắc mạch:

- Biểu hiện của hội chứng thiếu máu cấp tính phía ngoại vi với hàng loạt các triệu chứng lâm sàng dưới đây:

+ Mầu sắc da nhợt nhạt.

+ Sờ thấy lạnh.

+ Mạch ngoại vi (quay, mu) mất, vận mạch đầu ngón giảm.

+ Rối loạn cảm giác: cảm giác nông giảm dần rồi mất hẳn, đi từ ngọn chi đến gốc chi.

Rối loạn vận động: vận động chủ giảm dần rồi mất hoàn toàn, đi dần từ ngọn chi đến gốc chi.

+ Phù nề và đau bắp cơ: thường xuất hiện khi bắt đầu giai đoạn thiếu máu không hồi phục, các bắp cơ sưng nề, đau nhức, bóp vào chi làm đau tăng lên.

+ Nổi các nốt phỏng nước, Khớp bị cứng lại như khớp tử thi, xuất hiện những mảng tím đen trên da, rồi cả một đoạn chi tím đen hoại tử, có khi hoại tử nhiễm trùng, chảy nước và hôi thối, gây nhiễm độc toàn thân rất nặng.

Lưu ý: các triệu chứng trên diễn biến nặng dần theo thời gian, nhưng tiến triển thường chậm hơn, nếu điều trị sơ cứu tốt, so với chấn thương - vết thương mạch máu, do hệ tuần hoàn phụ không bị ttổn thương.

Thông thường các triệu chứng trên sẽ phân bố theo giai đoạn thiếu máu như sau:

< 6 giờ 

Mất mạch, lạnh 

Giảm cảm giác 

Giảm vận động 

> 6 giờ 

Phù nề + Đau cơ 

Mất cảm giác 

Mất vận động 

> 24giờ 

Phỏng nước 

Cứng khớp tử thi 

Tím đen, hoại tử... 

Để thuận tiện trong ứng dụng lâm sàng, có tác giả đã tóm tắt hội chứng thiếu máu cấp tính phía ngoại vi bằng “5 chữ P” (trong tiếng Anh):

+ Đau ( pain ) chi bị tổn thương

+ Mất mạch ( Pulse lessness ) ngoại vi,

+ Nhợt (Palor) màu da

+ Giảm vận động (Paralysis).

+ Tê bì, giảm cảm giác (paresthesia).

- Xác định vị trí tắc mạch: tức là xác định một cách tương đối vùng bắt đầu bị tắc mạch, dựa vào việc bắt mạch chi. Ví dụ:

+ Tắc mạch chậu: mất đoạn bẹn

+ Tắc nạch đùi: mạch bẹn yếu, mạch khoeo mất.

+ Tắc mạch khoeo: mạch bẹn hơi yếu, mạch khoeo yếu hoặc mất.

+ Tắc mạch dưới đòn-nách: mất mạch cánh tay.

+ Tắc mạch cánh tay trên chỗ chia quay-trụ: mạch cánh tay yếu, mạch quay mất...

Việc xác định vị trí này có ý nghĩa nhất định trong tiên lượng bệnh, cũng như trong việc lưa chọn đường mổ, và kỹ thuật lấy dị tật.

Cận lâm sàng:

- Xquang ngực thông thường, điện tim, sinh hoá máu là các thăm dò thông thường để đánh giá tình trạng trung của bệnh nhân trước phẫu thuật, cũng như giúp tìm bệnh căn ở tim.

- Thăm dò hình ảnh: do bệnh cần phải mổ cấp ,cứu để lấy dị vật, lập lại lưu thông dòng máu càng sớm càng tốt, nên chỉ làm các thăm dò hình ảnh khi có điều kiện làm cấp cứu, và ở các cơ sở chuyên khoa sâu. Trong đó chủ yếu chỉ dùng: siêu âm Doppler mạch, chụp động mạch thông thường để xác định vị trí-mức độ tắc mạch; và siêu âm tim, hay chụp cắt lớp vi tính động mạch chủ yếu để xác định bệnh căn...( tham khảo thêm ở mục 3.3).

Chẩn đoán phân biệt


Cần chẩn đoán phân biệt hôi chứng thiếu máu cấp tính chi do tắc động mạch với một số bệnh ít gặp sau:

- Huyết khối động mạch cấp tính: huyết khối hình ảnh tại chỗ trong động mạch chi (thrombose), thường xảy ra trên mạch bệnh lý (hẹp mạch do xơ vữa) của chi dưới. Do là một thiếu máu cấp tính xảy ra trên nền thiếu máu mãn tính, nên thường chỉ gây thiếu máu bán cấp tính chi, với tiến triển chậm hơn so với thiếu máu cấp tính. Tuy nhiên, ở giai đoạn muộn thì các dấu hiệu thiếu máu cũng rất giống với thiếu máu cấp tính. Phân biệt bằng: tiền sử có hội chứng thiếu máu mãn tính chi dưới do xơ vữa động mạch, mạch của chân lành cũng yếu hoặc mất, xác định bằng thương tổn thấy trên Doppler mạch và chụp mạch (thành mạch nham nhở không đều, vôi hoá, tuần hoàn phụ phát triển). Bệnh không nên mổ cấp cứu, chỉ điều trị bằng thuốc chống đông và xét mổ phiên sau ( tham khảo mục 3.5).

- Lóc động mạch chủ (aortic dissection): thể lóc lan xuống tận động mạch chủ bụng và động mạch chậu. Điều trị rất khó và tiên lượng rất xấu.

- Thường xảy ra ở người lớn tuổi, cao huyết áp do xơ vữa động mạch. Khởi phát bằng đau đột ngột và dữ dội ở ngực và lưng lan xuống bụng.

- Bắt mạch và đo huyết áp thấy khác nhau giữa hai tay và giữa tay- chân, ví dụ huyết áp tay phải >> tay trái, huyết áp tay >>> chân. Nghe tim có thể thấy thổi tâm trương của hở van động mạch chủ.

- Hội chứng thiếu máu cấp tính chi thường xuất hiện ở cả hai cân, tiến triển rất nhanh.

- Chụp Xquang ngực thấy trung thất giãn rộng.

- Chẩn đoán xác định bằng chụp đọng mạch chủ và chụp cắt lớp vi tính.

- Chi sưng – nóng – đau (phlegmatia cerulea dolens): do viêm tắc hệ tĩnh mạch chậu - đùi đột ngột, gây ứ trệ tuần hoàn, đau - phù chân làm khó bắt mạch, da có mầu tím. Chẩn đoán xác đinh bằng siêu âm Doppler mạch, chụp tĩnh mạch... Điều trị nội khoa là chính.

- Tắc trạc 3 chủ- chậu cấp tính: do huyết khối hình thành tại chỗ hay từ nơi khác trôi đến. Biểu hiện thiếu máu rất cấp tính ở cả 2 chân. Xác định bằng siêu âm Doppler mạch. Điều trị phức tạp và tiên lượng rất xấu.

Nguyên tắc xử trí

Mục tiêu: cố gắng rút ngắn tối đa thời gian thiếu máu chi bằng các biện pháp sơ cứu và mổ phục hồi lưu thông dòng máu càng sớm càng tốt, thà chấp nhận mổ thăm dò còn hơn là để muộn do đợi các dấu hiệu thiếu máu thật rõ.

Sơ cứu: ngay sau khi có chẩn đoán lâm sàng, cần cho ngay thuốc đông máu, sau đó chuyển ngay lên cơ sở ngoại khoa có khả năng phẫu thuật mạch máu.

- Thuốc chống đông thường dùng trong cấp cứu là: Heparin tiêm tĩnh mạch (TM), liều lượng 100-200đ.vị /kg /24 giờ. Chế phẩm thường là lọ 5 ml (5000 đ.vị /1ml).

Với các phương pháp dùng thuốc như sau:

- Pha tổng liều xy lanh 20-50ml, chia ra tùng liều nho tiêm TM, cách nhau 2-4 giờ.

- Pha tổng liều / 500 ml HT nhọt đẳng trương 5% truyền nhỏ giọt chậm trong 24 giờ.

- Pha tổng liều trong xy lanh 20-50 ml, truyền TM liên tục bằng bơm tiêm điện.

Có thể thay thế Heparin bằng Calciparin, tiêm dưới da bụng, với liều tương tụ chia nhỏ liều 6 giờ/ 1lần.

Điều trị thực thụ:

* Phẫu thuật lấy dị vật, phục hồi lưu thông dòng máu:

- Gây tê tại chỗ hoặc tê vùng, rất ít khi cần me NKQ.

- Mở động mạch lấy huyết khối bằng ống thông có bóng (Fogarty).

- Vị trí mở ĐM trường dùng là ĐM cánh tay 1/3 dưới đối với chi trên, ĐM đùi chung và ĐM khoeo đối với chi dưới.

- Kết hợp mở cân phía dưới (thường ở cẳng chân), nếu đã chuyển sang giai đoạn thiếu máu không hồi phục, tức là khi có dấu hiệu sưng nề- đau bắp cơ.

* Cắt cụt chi: khi đã có dấu hiệu thiếu máu không hồi phục hoàn toàn (căng cứng bắp cơ, nổi phỏng nước, cứng khớp tủ thi) hoặc chi đã tím đen hoại tử.

* Săn sóc mổ:

- Chống đông: nên duy trì 3-5 ngày bằng Heparin hay Calciparin 200-300 đ.vị/kg /24 giờ. Sau thay bằng kháng đông đường uống ( Sintrom hay Aspegic).

- Điều trị bệnh căn và toàn thân: như suy tim, cao HA, suy thận.

- Săn sóc vết mổ và theo dõi lưu thông dòng máu.

- Sớm điều trị tiệt căn (ở tim hay mạch) nếu thể trạng cho phép, tránh tắc mạch tái phát, Sẽ nặng hơn nhiều.

3. Hội chứng thiếu máu mãn tính chi dưới do xơ vữa động mạch


3.1. Khái niệm về hội chứng thiếu máu mãn tính chi dưới

Trước đây, người ta thường xếp lẫn các biểu hiện của “hội chứng thiếu máu mãn tính chi dưới” như là một bệnh cảnh của “viêm tắc động mạch chi” thực chất, viêm tắc động mạch chi bao gồm nhiều bệnh gây viêm, thoái hoá, dẫn đến tắc các động mạch ở ngọn chi, chủ yếu chi dưới, biểu hiện ra ngoài bằng các biểu hiện thiếu máu mãn - bán cấp - hay cấp tính ở các đầu ngón chân. Bệnh viêm tắc động mạch chi này rất đa dạng, diễn biến phức tạp, và còn nhiều vấn đề chưa được hiểu biết rõ.

Hội chứng thiếu máu mãn tính chi dưới, hay còn được gọi là “ viêm các động mạch chi dưới” là một mảng quan trọng và thường gặp trong các bệnh lí mạch máu chi, và liên quan chủ yếu đến các động mạch lớn của chi.

Có nhiều bệnh lý khác nhau gây ra hội chứng thiéu máu mãn tính chi dưới, như bệnh Buerger ( Nam, 20-40 tuổi, hút thuốc lá nặng, tắc mạch ngoại vi...) bệnh động mạch do đái đường (thường đi kèm xơ vữa động mạch), Bệnh xơ vữa sớm, viêm động mạch não suy... Tuy nhiên, các nghiên cứu nước ngoài đều cho thấy có tới 90-95% thiếu máu nãn tính chi dưới có nguồn gốc xơ vữa động mạch, và đại đa số dều ở nam giới.

Như vậy, các triệu chứng của hội chứng thiếu máu mãn tính chi dưới tuy không đồng nghĩa, nhưng có thể coi như là triệu chứng của bệnh xơ vữa động mạch chi dưới.

3.2. Chẩn đoán lâm sàng

Gồm 4 phương pháp thăm khám cơ bản:

* Hỏi bệnh:

Chủ yếu để tìm hiện tượng “đo lặc cách hồi” hay “đau cách hồi” hay không đây cũng chính là dấu hiệu thường buộc người bệnh đến với thầy thuốc.

- Hiện tượng đau này được mô tả dưới dạng: xuất hiện khi đang đi lại, đau như chuột rút, hay như có kìm kẹp vào, như bị cắn, hoặc lan rộng làm bước đi nặng như chì => buộc người bệnh phải dừng lại. Sau vài phút nghỉ ngơi, các dấu hiệu này biến mất. Người bệnh laị tiếp tục đi và rồi lại bị một cơn đau mới. Vị trí đau điển hình là ở bắp chân, nhưng cũng có thể đùi, háng, hông.

- Mức độ nặng của thiếu máu liên quan chặt chẽ với quãng đường đi được giữa hai lần đau và thời gian phải nghỉ để hết đau: thiếu máu càng nặng thì quãng dường càng ngắn và thời gian nghỉ càng dài.

- Mức độ bệnh rõ khoảng cách đau là 500 -1.000 mét. Tiến triển của đau cách hồi nặng lên theo thời gian, có vai trò đánh giá mức độ và tiên lượng bệnh.

* Nhìn:

Giai đoạn sớm: tìm dấu hiệu giảm tưới máu đầu ngón, do hiện tượng làm đầy tĩnh mạch chậm của tuần hoàn động mạch kém. Có 2 cách khám:

- Cho bệnh nhân lằm ngửa, làm động tác thay đổi tư thế đưa chân lên cao và hạ xuống để làm rõ sự thiếu máu. Khi chân nhấc cao -> ngón đổi màu xanh tím. Sau đó đưa chân xuống, thấy phục hồi lại màu hồng của ngón chậm, bằng cách so sánh với chân kia, hoặc tính thời gian (bình thường, tĩnh mạch bàn chân và 1/3 dưới cẳng chân được làm đầy trong 15 giây sau khi hạ chân xuống). Theo đó, khi thời gian này > 15”=> có thiếu máu, còn nếu > 30” => thiếu máu nặng.

- Cho người bệnh làm một gắng sức, sau đó nằm lên giường khám, thấy màu sắc bàn chân xanh tái, rõ nhất là khi khu trú ở một chân. - Nếu chỉ với vài gắng sức nhẹ mà đã thấy rõ => gợi ý một thiếu máu nặng.

Ở giai đoạn muộn: thấy các biểu hiện loạn dưỡng da do thiếu máu như da khô, có các ổ loét, thậm chí thấy hoại tử ngón chân.

* Sờ: bằng cách bắt mạch 1 cách hệ thống theo các vị trí từ bẹn trở xuống => thấy mạch yếu hay mất ở ngoại vi của chi bị tổn thương nặng, đồng thời cũng giúp định khu tổn thương.

* Nghe: Khi có một hẹp động mạch nông => đặt ống nghe nhẹ nhàng có thể thấy tiếng thổi tâm thu thô ráp. Đối với mạch chi dưới cần nghe ở hai đùi, hai hố chậu trong và ở rốn.

Ngoài ra, vì xơ vữa động mạch là bệnh của toàn bộ hệ động mạch, nên cần phối hợp sờ, nghe... ở các vùng mạch khác, như ở mạch cảnh, tay...

Trên đây là 4 động tác khám lâm sàng cơ bản giúp chẩn đoán lâm sàng hội chứng thiếu máu mãn tính chi dưới, ngoài ra còn cho biết thêm về vị trí và độ nặng của tổn thương.

Đánh giá mức độ thiếu máu: (tham khảo thêm) theo phân loại của Leriche và Fontaine, có thể chia ra các giai đoạn thiếu máu như sau:

- Giai đoạn 0: không có tổn thương hẹp động mạch.

- Giai đoạn 1: có tổn thương trên chụp động mạch, song không có biểu hiện lâm sàng.

- Giai đoạn 2: tương ứng thiếu máu chức năng, tức là có đau cách hồi. Giai đoạn này cũng được chia làm3:

Giai đoạn 2 nhẹ: đau cách hồi khi đi > 300m, không có di chứng (như teo cơ).

Giai đoạn 2 vừa: đau khi đi 100- 300m, có di chứng.

Giai đoạn 2 nặng: đau cách hồi nặng, đi < 75m. Coi như thời kì chuyển tiếp sang giai đoạn 3:

Giai đoạn 3: đau liên tục cả ngày, ngay cả khi nằm, kéo dài trong nhiều tuần, cản trở giấc ngủ đêm, buộc bệnh nhân phải ngủ trên ghế sa lông.

- Giai đoạn 4 : xuất hiện các rối loạn dinh dưỡng da, hoại tử. Có thể ở các đầu ngón, hay kèm theo nhiễm trùng. Hoặc dưới dạng các ổ loét nông trên bề mặt da.

Tiến triển: thông thường 4 giai đoạn thiếu máu tiến triển tuần tự từ giai đoạn 2 -> 3 ->4. Tuy nhiên, có thể có nhiều dạng tiến triển khác, thậm chí một số ca bị huyết khối tắc mạch cấp kèm theo (thiếu máu bán cấp tính) -> nhanh chóng chuyển sang giai đoạn 4, Và hoại tử => cắt cụt.

3.3. Các thăm dò hình ảnh:

Thăm dò hình ảnh có vai trò giúp chẩn đoán xác định bệnh, đánh giá mức độ thương tổn, và dịnh hướng cho các phương pháp điều trị. Bao gồm:

- Siêu âm doppler mạch: đơn giản, giá trị chẩn đoán cao, song đòi hỏi có phuơng tiện và người làm có kinh nghiệm. Cho phép xác định chính xác vị trí hẹp - tắc mạch, mức độ thương tổn mạch, tình trạng và dòng chảy của mạch duới chỗ tắc.

- Chụp động mạch thông thường: giá trị chẩn đoán không cao, vì thường không cho thấy rõ mức độ thương tổn mạch và tình trạng ngoại vi. Chủ yếu dùng trong cấp cứu.

- Chụp động mạch số hoá: giá trị chẩn đoán rất tốt, cho biết chính xác vị trí hẹp - tắc mạch, mức độ thương tổn cũng như tình trạng của mạch ngoại vi. Tuy nhiên khá phức tạp và đồi hỏi phương tiện đắt tiền.

- Siêu âm tim, chụp mạch vành, chụp cắt lớp - cộng hưởng từ động mạch chủ..., giúp chẩn đoán và đánh giá mức độ các thương tổn phối hợp của xơ vữa động mạch ở các vùng khác.

3.4. Các yếu tố nguy cơ

Như trên đã giới thiệu, thiếu máu mãn tính chi duới là do các bệnh lý của mạch máu, mà chủ yếu là xơ vữa động mạch. Do vậy, có nhiều nguy cơ của các bệnh này.

Yếu tố lâm sàng:

- Hút thuốc lá: trên 12-15 điếu một ngày. Là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, càng trẻ càng rõ <=> rất nguy cơ.

- Các stress/ở người trẻ trong một số hoàn cảnh xã hội.

- Tiền sử xơ vữa: biểu hiện ở mạch vành hay cơ quan khác.

- Béo bệu: cân nặng / cao/ > 10 % mức lí tưởng.

- Cao HA: lớn hơn 140 /90 mmHg <=> ít quan hệ trục tiếp đến bệnh, nhưng lưu ý không được hạ đột ngột khi có thiếu máu chi.

Các yếu tố sinh học:

- Rối loạn chuyển hoá Lipid: mỡ máu cao, có ý nghĩa xấu nếu trong tầm từ 30-60 tuổi.

- Đái đường.

- Tăng acid uric máu=> là các yếu tố nguy cơ này làm nặng thêm thiếu máu chi dưới.

3.5 Nguyên tắc xử trí

- Khi thấy bắt đầu có dấu hiệu lâm sàng (giai đoạn 2) => chuyển bệnh nhân tới các cơ sở nội khoa tim mạch để:

- Làm cái xét nghiệm sinh học.

- Làm chẩn đoán vị trí và mức độ tổn thương bằng các thăm dò hình ảnh (siêu âm và chụp mạch).

- Khi bệnh ở giai đoạn thiếu máu nặng (giai đoạn 3,4) => chuyển sớm đến các cơ sở điều trị ngoại khoa hoặc nội khoa can thiệp tim mạch.

- Điều trị nội khoa:

+ Hạn chế tiến triển của bệnh xơ vữa bằng cách điều trị và hạn chế các yếu tố nguy cơ (tâm lí + thuốc).

+ Cải thiện tưới máu động mạch bằng các biện pháp tuy nhỏ như có ý nghĩa, ví dụ như: hạn chế chấn thương vào chi, tránh tiếp xúc vật nóng, tránh nhiễm trùng bàn chân, các biện pháp vệ sinh chân.

+ Dùng một số thuốc giãn mạch (Fonzylan), thuốc giảm đông (asperin), ức chế giao cảm. Tránh dùng các thuốc phải tiêm vào đường động mạch.

- Điều trị bằng nội - ngoại khoa can thiệp:

+ Nong hẹp mạch bằng bóng.

+ Nong hẹp mạch bằng bóng + đặt Stents.

- Phẫu thuật:

+ Bắc cầu động mạch qua chỗ tắc - hẹp mạch.

+ Cầu nối ngoại vi cho những hẹp lan toả.

+ Cắt thần kinh.

+ Cắt cụt khi không còn khả năng cải thiện tưới máu chi.




Mọi chi tiết và giải đáp xin liên hệ

Công ty TNHH Sức Khỏe Tuyệt Hảo


Địa chỉ: Số: 48/13, Đường số 10, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân,Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: 0935 141 438 - Mr LâmEmail : tribenhthongminh.vn@gmail.com
http://www.tribenhthongminh.vn